Nguyên tắc chọn mặt bằng để kinh doanh quán
Công thức kinh doanh quán café, trà sữa, quán ăn thành công gồm 3 yếu tố:
- Yếu tố đầu tiên là địa điểm.
- Yếu tố thứ hai là địa điểm.
- Yếu tố thứ ba là địa điểm.
Trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, yếu tố địa điểm được xem như là một điều kiện tiên quyết quyết định sự thành hay bại của quán. Nhiều người tham rẻ lựa chọn mặt bằng không đủ tiêu chuẩn khiến cho việc buôn bán bị ảnh hưởng. Thậm chí ở nhiều cửa hàng lớn thường có riêng một bộ phận chuyên đi tìm các địa điểm đẹp để mở quán. Vì thế, để lựa chọn một mặt bằng tốt, giúp ích cho việc kinh doanh, những người đầu tư cần nắm rõ các nguyên tắc và lưu ý khi tìm mặt bằng mở quán cà phê.
Dưới đây là một số nguyên tắc để chọn lựa mặt bằng.
1. Diện tích kinh doanh tùy theo quy mô dự án, nên ưu tiên mặt bằng có 2 mặt tiền, có chỗ để xe thuận tiện.
2. Mặt bằng mát mẻ thông thoáng dễ nhìn và dễ quan sát. Khách hàng không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm vị trí của quán.
3. Mặt bằng là nơi tập trung đông dân cư gần chợ trường học bệnh viện khu công nghiệp, khu vui chơi, đặc biệt là phải gần với khách hàng mục tiêu hướng đến.
4. “Buôn có bạn, bán có phường” tức mặt bằng mở quán nên nằm ở những dãy phố hoặc khu phố cà phê, khu ăn uống nổi tiếng và tập trung, lúc này khi mở ra bạn sẽ tự động có một lượng khách hàng ngẫu nhiên.
5. Với thị trường tỉnh thì nên chọn địa điểm ở những nơi đang phát triển thành những thành phố trong tương lai.
6. Mặt bằng là nơi có các điểm dừng đặc biệt như cây xăng hoặc những vị trí đặc biệt trên xa lộ
7. Mặt bằng mở quán cà phê, trà sữa, quán ăn nằm tại những khu biệt lập tòa nhà cao ốc hoặc trong trung tâm thương mại, siêu thị. Khách hàng là dân văn phòng, công sở làm việc hoặc tiếp khách ở quán thường rất nhiều.
8. Nên chọn đường hai chiều nhỏ không có con lươn giữa. Nếu là đường một chiều thì không nên chọn bên trái.
9. Đoạn đường không cấm dừng và đỗ xe ô tô. Vỉa hè rộng tối thiểu 3 m để bố trí bàn ghế phía trước và có chỗ để xe.
10. Mặt bằng có trần nhà không quá cao vì như vậy không gian của bạn sẽ bị loãng đi không tạo được cảm giác ấm cúng,
11. Tránh chọn mặt bằng mà chủ mặt bằng không được xây dựng sửa chữa nhiều vì như vậy sẽ hạn chế việc cải tạo nâng cấp theo ý tưởng kinh doanh ban đầu.
12. Ưu tiên chọn những địa điểm thông thoáng nằm cạnh sông kênh mương vườn cây hoặc công viên.
LƯU Ý :
1. Khi sang lại mặt bằng từ chủ cũ, bạn cần chú ý giá sang nhượng, các khoản chi phí như tiền cọc, vấn đề hợp đồng thuê nhà mới với chủ nhà giá thuê mặt bằng cũng như chi tiết vật dụng trang thiết bị máy móc.
2. Cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu mặt bằng mở quán đang cầm cố tại ngân hàng. Nếu chủ nhà làm ăn thua lỗ khi bị ngân hàng thu hồi người thuê nhà sẽ bị ảnh hưởng.
3. Hợp đồng thuê nhà càng cụ thể càng tốt. Tốt nhất, bạn nên chi tiết hóa về thời gian thuê, giá thuê, diện tích, trang thiết bị đi kèm và giá trị bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Bởi lẽ rất nhiều người đang kinh doanh tốt bị chủ nhà phá vỡ hợp đồng và đòi lại mặt bằng.
4. Thời gian thuê thông thường ký từ 2 đến 5 năm, tốt nhất nên thuê thời gian dài hạn vì sẽ giúp phòng ngừa rủi ro khi chọn chiến lược rút lui. Tỷ lệ tăng giá thuê hàng năm không vượt quá 10%
Trong hợp đồng cũng nên có các điều khoản ràng buộc chủ nhà phải hỗ trợ cho mình các thủ tục phát sinh với chính quyền hoặc công ty điện nước. Trong các trường hợp xảy ra sự cố họ cũng có trách nhiệm xử lý vấn đề cùng với mình. Tốt nhất bạn nên tham vấn hoặc nhờ sự hỗ trợ của luật sư để đảm bảo quyền lợi trong hợp đồng thuê nhà về mặt pháp lý tránh rủi ro đáng tiếc.
Bài chia sẻ từ Nguyễn Quang
CHIA SẺ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ MẶT BẰNG
Đăng nhận xét